Để cho ra mắt một mẫu đồng phục hợp thời trang, chất lượng đồng đều, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, qua nhiều năm kinh nghiệm thì Đồng Phục Juni đã đưa ra một quy trình sản xuất nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.
Để tạo ra một chiếc áo thun đẹp, xưởng may áo thun phải thực hiện một quy trình gồm nhiều công đoạn.
Dưới đây, chúng tôi xin mô tả quy trình may áo thun với các bước tuần tự để bạn giúp hiểu thêm về vấn đề này.
Trải vải
Đầu tiên là công đoạn trải vải. Để may áo thun, người ta sẽ mua vải từ các kho vải. Vải được quấn lại thành từng cây vải với chiều dài tùy vào khổ vải, có thể là 1,2m hoặc 1,6m… Lúc này, muốn cắt vải thì người ta phải trải những cây vải này ra bề mặt phẳng để tiến hành cắt.
Do may theo size, số lượng nhiều nên người ta sẽ trải nhiều lớp vải chồng lên nhau để cắt một lần cho nhanh. Việc trải vải cũng khá mệt nếu xưởng may áo thun không có các phương tiện hỗ trợ. Người thợ sẽ phải lăn khúc vải qua, lại, canh giữ cho các mép vải đều nhau, các lớp vải phẳng phiu, không bị nhăn nhúm, lệch xéo để tránh sai lệch khi tiến hành cắt.
Trải vải bằng máy
Sau khi đã trải vải thành từng lớp, người ta tiến hành vẽ lên đó các bộ phận như thân trước, thân sau, tay áo… bằng phấn may. Người ta sẽ tính toán thế nào để khi cắt sẽ ít tốn vải nhất.
Cắt vải
Khi đã vẽ được sơ đồ trên vải, thợ cắt sẽ tiến hành cắt vải. Cắt vải trong may công nghiệp sẽ không dùng kéo, bởi không phải chỉ cắt một lớp vải mà phải cắt nhiều lớp vải chồng lên nhau thành một xấp dày cộm. Khi đó, người ta dùng máy cắt để cắt.
Máy này có hình dạng tựa như một chiếc cưa máy, có lưỡi cưa quay tròn để đưa đến đâu sẽ làm đứt vải ra đến đó. Người thợ chỉ việc canh sao cho lưỡi dao cắt đi đúng theo các đường phấn đã vẽ là sẽ cắt chính xác. Việc cắt vải cũng cần phải có kinh nghiệm để không bị cắt phạm, cắt xéo, bị xô lệch hoặc thậm chí bị tai nạn nghề nghiệp như cắt vào tay.
Thực hiện cắt vải bằng máy cắt vải
In áo, thêu áo
Sau khi miếng vải to được cắt ra thành từng bộ phận, người ta sẽ chọn những bộ phận cần in ấn hoặc thêu để cho thực hiện công đoạn này. Khi in hoặc thêu người ta cũng tiến hành hàng loạt, hết miếng vải này đến miếng vải kia. Với sự chuyên môn hóa như thế nên tốc độ khá nhanh chóng.
Công đoạn in áo thun
May áo
In, thêu xong rồi, vải sẽ được chuyển đến bộ phận may để ráp các miếng vải lại với nhau thành một cái áo hoàn chỉnh. Nếu một xưởng may áo thun lớn thì mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm ráp một công đoạn, xong công đoạn của mình sẽ chuyển cho bộ phận kế tiếp làm công đoạn tiếp theo cho đến khi hoàn thiện chiếc áo thun.
Lên chuyền may để ráp áo
Kiểm tra chất lượng
May thành áo rồi chưa phải là xong. Nhân viên kiểm tra chất lượng sẽ phải tiến hành kiểm tra xem hàng may có kỹ càng không, đường kim mũi chỉ có đẹp không, có bị lỗi gì không… Nếu chỉ thừa ra thì sẽ phải cắt chỉ cho gọn gàng. Nếu chiếc áo bị lỗi sẽ bị loại ra, chiếc áo hoàn toàn không bị lỗi sẽ được cho đi tiếp.
Kiểm tra áo sau khi may
Qua nhiều công đoạn như vậy nên chiếc áo thun khi may xong sẽ khá nhăn nheo, nhàu nhĩ. Lúc này bộ phận ủi áo sẽ thực hiện việc làm cho những chiếc áo này thẳng thớm, phẳng phiu và đẹp đẽ.
Sau đó, áo sẽ được gấp lại và cho vào bao bì, dán nhãn, dán keo để chuyển giao cho khách hàng.
Và đây là lúc bạn nhận được một chiếc áo thun đẹp đẽ như mong đợi.